World War Z – Lịch sử truyền miệng của cuộc đại chiến Zombie – Phần 6

TEL AVIV, ISRAEL

[Jurgen Warmbrunn rất chuộng đồ ăn Ethiopia. Đó là lý do chúng tôi gặp nhau ở một nhà hàng Falasha. Nhìn nước da sáng hồng, và cặp lông mày trắng rậm rạp hợp tông với bộ tóc “Einstein” của ông, người ta dễ lầm tưởng ông là một nhà khoa học lập dị hay một giảng viên đại học. Cả hai đều không phải. Dù không bao giờ nêu đích danh tổ chức tình báo Israel nào ông đã từng hoặc vẫn phục vụ, Jurgen Warmbrunn công khai thừa nhận rằng đã có thời ông có thể được coi là “một mật thám viên”.]

Hầu hết mọi người không tin điều gì đó có thể xảy ra cho đến khi chuyện đã rồi. Đấy không phải do ngu dốt hay một yếu điểm mà chỉ là bản tính con người. Tôi không trách ai chuyện không tin. Tôi không tự cho mình thông minh hay tốt đẹp gì hơn họ. Tất cả chỉ là do số kiếp con người sinh ra là vậy. Tôi vô tình được sinh ra giữa một đám người lúc nào cũng sợ bị diệt chủng. Nó là một phần bản sắc, một phần tư tưởng của chúng tôi, và qua biết bao thăng trầm nó đã dạy cho chúng phải luôn đề cao cảnh giác.

Lời cảnh báo đầu tiên về trận đại dịch tôi nhận được là từ mấy anh bạn kiêm khách hàng bên Đài Loan. Họ phàn nàn về phần mềm giải mã mới của chúng tôi. Có vẻ nó không giải mã nổi mấy bức thư từ bên PRC1, hoặc là làm ăn vớ vẩn quá khiến bức thư dịch ra chả ai hiểu gì. Tôi đồ rằng vấn đề không phải ở chỗ phần mềm mà nằm ở chính cái bức thông điệp được dịch. Đám Cộng sản bên Trung Quốc đại lục… chắc giờ họ cũng không hẳn là Cộng sản nữa nhưng mà… anh muốn gì ở một lão già như tôi? Dân Cộng sản có cái tật dùng một mớ hổ lốn máy tính thuộc quá nhiều thế hệ và đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Trước khi tôi trình giả thuyết này sang bên Taipei, tôi cho rằng mình cũng nên xem lại mấy mẩu thông điệp khó hiểu kia. Tôi giật mình bởi các chữ cái, kí tự đều được giải mã rất ngon lành. Nhưng về nội dung thì… nó đề cập đến sự bùng phát của một loại bệnh truyền nhiễm mới. Căn bệnh ấy đầu tiên khiến người nhiễm tử vong, sau đó xác người bệnh hồi sinh lại và trở thành một kẻ cuồng sát. Tất nhiên tôi không tin đó là thật, nhất là vì vài tuần sau cuộc khủng hoảng ở Eo biển Đài Loan nổ ra và mấy bức thư từ liên quan đến vụ xác chết làm loạn ngưng bặt. Tôi nghi nó vẫn còn một lớp lang mã hóa nữa, một bức mật thư ẩn trong mật thư. Từ thuở hồng hoang khi loài người biết liên lạc chuyện ấy đã xảy ra quá thường xuyên rồi. Tất nhiên bên Cộng sản không ám chỉ xác chết thật.Đó chắc phải là một hệ thống vũ khí mới hoặc một sách lược chiến tranh tuyệt mật. Tôi để kệ nó đó, cố quên đi. Thế nhưng theo như lời một người hùng dân tộc đất nước các anh đã nói thì: “Giác quan nhện của tôi đang ngứa ran.”

Không lâu sau đó, khi đang ở bàn tiếp tân đám cưới con gái mình tôi có nói chuyện với một giáo sư của con rể tôi. Ông ta giảng dạy ở đại học Hebrew và là một tay nhiều chuyện, đã thế hôm ấy lại còn nốc hơi quá đà. Hắn cứ lải nhải về việc ông anh họ đang công tác bên Nam Phi của hắn có kể cho hắn nghe mấy giai thoại về lũ golem. Anh biết về golem chứ, cái truyền thuyết về lão pháp sư làm cho mấy bức tượng vô tri sống dậy ấy? Mary Shelley viết Frankenstein dựa trên ý tưởng đó. Lúc đầu tôi không nói gì, chỉ ngồi im nghe. Lão kia tiếp tục chuyển sang ba hoa về chuyện con golem này không phải làm từ đất hay hiền lành, dễ bảo gì hết. Ngay khi hắn vừa nhắc đến xác người sống lại, tôi hỏi xin số ông anh họ hắn ngay. Hóa ra tay này đã từng đến thị trấn Cape tham dự cái “Adrenaline Tour”. Hình như cái đó là đi cho cá mập ăn.

[Ông đảo mắt.]

Có vẻ đám cá mập đã cho hắn một phát ngay vào cái bộ ngồi. Vậy nên khi những nạn nhân đầu tiên từ thành phố cảng Khayelitsha được đưa vào bệnh viện Groote Schuur hắn cũng đang nằm dưỡng thương ở đó. Hắn không được tận mắt chứng kiến ca bệnh nào nhưng đám nhân viên có kể cho hắn nghe cả đống chuyện, đủ để lưu chật kín cái máy ghi âm cũ của tôi. Tôi liền trình câu chuyện của gã kia cùng với đống email đã được giải mã của phía Trung Quốc lên cho cấp trên của mình.

Đây chính là lúc tôi được lợi từ tình trạng an ninh bấp bênh đặc biệt của người dân mình. Tháng mười năm 1973, khi Ả Rập đánh lén và tí nữa thì dồn hết chúng tôi ra Đại Trung Hải, chúng tôi đã có đầy đủ các thông tin tình báo, đủ các dấu hiệu cảnh tỉnh chình ình ngay trước mặt, vậy mà chúng tôi cứ “thây kệ nó”. Chúng tôi chưa bao giờ tính tới khả năng xảy ra một cuộc tống tiến công có phối hợp từ nhiều nước liên minh, nhát là không thể nào lại rơi vào một trong những ngày lễ thiêng liêng nhất của chúng tôi. Sự đình đốn, tính cứng nhắc, tâm lí đám đông không thể tha thứ được, anh muốn gọi đó là gì thì tùy. Hãy tưởng tượng một đám người đang nhìn vào mấy dòng chữ viết trên tường, ai nấy cũng đều đang chúc mừng nhau vì đã đọc đúng. Nhưng đằng sau đám người đó là một cái gương chỉ ra thông điệp thật của dòng chữ kia. Không ai nhìn vào cái gương ấy. Không ai nghĩ điều ấy lại là cần thiết. Và thế là sau khi tí nữa để bọn Ả Rập hoàn tất công việc Hitler khởi xướng, chúng tôi nhận ra rằng cái ảnh phản chiếu trong gương ấy không chỉ cần thiết mà nó còn phải trở thành một chính sách quốc gia. Kể từ năm 1973 trở đi, nếu chín phân tích viên tình báo có chung một kết luận, nhiệm vụ của người thứ mười là phải bất đồng quan điểm. Cho dù khả năng ấy có không tưởng hay nghe cường điệu đến mức nào đi nữa, luôn phải có người đào bới sâu hơn. Nếu nhà máy hạt nhân của quốc gia láng giềng có thể được dùng để sản xuất plutonium cho vũ khí, anh phải đào; nếu có tin đồn một tay độc tài nào đó đang thiết kế một khẩu trọng pháo đủ lớn để bắn đạn mang mầm bệnh than xuyên quốc gia, anh phải đào; và nếu có dù chỉ một chút xíu khả năng xác chết đang sống lại và trở thành những cỗ máy giết chóc đói khát, anh phải đào và đào cho tới khi anh tìm ra sự thật.

Và tôi đã làm như vậy. Tôi đào bới. Ban đầu không dễ dàng gì. Sau khi Trung Quốc đã bị loại khỏi cuộc chơi… cuộc khủng hoảng ở Đài Loan đã khiến mọi hoạt động thu thập tin tình báo bị cắt đứt… tôi còn rất ít nguồn tin. Mấy thứ tôi lượm lặt được toàn mấy tin ba lăng nhăng, nhất là ở trên mạng; thây ma đến từ vũ trụ và Vùng 51… mà sao đất nước các anh cứ bị ám ảnh về Vùng 51 vậy? Về sau tôi bắt đầu kiếm được những thông tin hữu ích hơn: những ca “bệnh dại” tương tự như ở thị trấn Cape… sau này nó mới được gọi là bệnh dại Châu Phi. Tôi phát hiện ra vài bản đánh giá tâm lý của một số binh sĩ Canada hoạt động trên núi vừa trở về từ Kyrgyzstan. Tôi bắt gặp một bài blog của một y tá người Tây Ban Nha thuật lại cho bạn bè nghe vụ án mạng của một bác sĩ phẫu thuật tim.

Thông tin của tôi chủ yếu đến từ Tổ chức Y tế Thế giới. Liên Hợp Quốc quả là một bộ máy quan liêu kiệt tác. Vô số thông tin có giá trị bị chôn vùi dưới hàng núi báo cáo chưa ai thèm đụng đến. Tôi phát hiện ra cả đống trường hợp tương tự trên toàn cầu, tất cả đều bị gạt sang một bên với lời giải thích là “có khả năng”. Những trường hợp này giúp tôi hoàn tất bức tranh ghép liền mạch về mối hiểm họa mới này. Đối tượng điều tra đúng là đã chết, chúng rất thù địch, và không thể chối cãi rằng chúng đang lây lan. Tôi cũng đã có một phát kiến rất đáng tự hào: làm sao để tiêu diệt chúng.

Cứ nhắm vào não.

[Ông cười.]Ngày nay chúng ta nói về nó như thể đó là một phép màu, tương tự như nước thánh hay đạn bằng bạc, nhưng chẳng phải tiễu trừ lũ sinh vật này bằng cách tiêu hủy não chúng là điều quá hiển nhiên sao? Chẳng phải đó cũng là cách duy nhất để tiêu diệt chúng ta?

Ý ông là con người?

[Ông gật đầu.] Chẳng phải chúng ta chỉ đơn giản có vậy thôi sao? Chỉ là một bộ não sống sót nhờ một cỗ máy tinh vi và dễ tổn thương gọi là cơ thể? Bộ não không thể sống sót nếu chỉ một phần cỗ máy ấy bị phá hoại hay không được cung cấp những thứ thiết yếu như thức ăn hoặc oxy. Đó là điểm khác biệt đáng kể duy nhất giữa chúng ta và “Những Kẻ Đội Mồ.” Não chúng không cần hệ thống hỗ trợ nào cũng sống được nên ta cần trực tiếp tấn công cái cơ quan ấy. [Tay phải ông làm thành hình khẩu súng và chạm vào thái dương.] Giải pháp quá đơn giản, nhưng đó là nếu như chúng ta nhận ra vấn đề! Căn cứ vào tốc độ lây lan nhanh chóng của căn bệnh, tôi nghĩ là tốt hơn hết nên kiểm tra lại với các đồng nghiệp tình báo viên nước ngoài.

Paul Knight là bạn tôi từ rất lâu rồi, tận từ hồi chiến dịch Entebbe. Chính hắn đã nghĩ ra cái trò lấy cái xe Mercedes đen khác giả làm xe của Amin. Paul ngưng làm nhà nước ngay trước khi cơ quan hắn “cải tổ” và chuyển sang làm cho một công ty tư vấn tư nhân ở Bethesda, Maryland. Khi tôi đến thăm nhà hắn, tôi hết sức bất ngờ khi thấy không những hắn dành thời gian rảnh của mình nghiên cứu cùng một đề tài mà tập hồ sơ của hắn cũng dày ngang tôi. Cả đêm chúng tôi thức đọc xem người kia đã khám phá ra những gì. Chẳng ai nói năng gì hết. Tôi nghĩ ngoài những câu chữ trước mắt chúng tôi chẳng còn để ý trời đất gì nữa, thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của nhau. Chúng tôi đọc xong gần như cùng lúc, vừa khi hừng đông bắt đầu lóe rạng.

Paul lật trang cuối rồi quay qua tôi và nói với giọng rất thản nhiên “Tình hình khá tệ hả?” Tôi gật, hắn cũng gật, rồi sau đó nói tiếp “Vậy ta xử lý kiểu gì giờ?”

Và bản báo cáo “Warmbrunn-Knight” đã ra đời như vậy.

Ước gì mọi người ngưng gọi nó bằng cái tên đó. Trên bản báo cáo đó còn tận mười lăm cái tên nữa: các nhà virus học, tình báo viên, phân tích viên quân sự, nhà báo, thậm chí cả một quan sát viên Liên Hiệp Quốc vốn đang giám sát các cuộc bầu cử ở Jakarta khi trận bùng phát đầu tiên nổ ra ở Indonesia. Tất cả đều là chuyên gia trong ngành và thậm chí ai cũng đã rút ra được kết luận tương tự trước khi chúng tôi liên lạc với họ. Bản báo cáo của chúng tôi dài chưa đến một trăm trang. Nó rất ngắn gọn, rất đầy đủ và, theo ý kiến của bọn tôi, là tất cả những gì chúng ta cần để ngăn căn bệnh này trở thành đại dịch. Tôi biết người ta chủ yếu ca ngợi sách lược chiến tranh Nam Phi. Nó cũng đáng được như vậy. Nhưng nếu có thêm nhiều người chịu khó đọc báo cáo của chúng tôi và tìm cách áp dụng những đề xuất trong đó vào thực tiễn, sách lược kia chưa chắc đã cần phải có.

Nhưng cũng có một số người đọc và làm theo báo cáo của các ông. Chính phủ các ông…

Có mấy ai đâu? Và hậu quả sao anh thấy rồi đó.

Chú thích:

(1) – PRC: People’s Republic of China – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

TEL AVIV, ISRAEL

[Jurgen Warmbrunn rất chuộng đồ ăn Ethiopia. Đó là lý do chúng tôi gặp nhau ở một nhà hàng Falasha. Nhìn nước da sáng hồng, và cặp lông mày trắng rậm rạp hợp tông với bộ tóc “Einstein” của ông, người ta dễ lầm tưởng ông là một nhà khoa học lập dị hay một giảng viên đại học. Cả hai đều không phải. Dù không bao giờ nêu đích danh tổ chức tình báo Israel nào ông đã từng hoặc vẫn phục vụ, Jurgen Warmbrunn công khai thừa nhận rằng đã có thời ông có thể được coi là “một mật thám viên”.]

Hầu hết mọi người không tin điều gì đó có thể xảy ra cho đến khi chuyện đã rồi. Đấy không phải do ngu dốt hay một yếu điểm mà chỉ là bản tính con người. Tôi không trách ai chuyện không tin. Tôi không tự cho mình thông minh hay tốt đẹp gì hơn họ. Tất cả chỉ là do số kiếp con người sinh ra là vậy. Tôi vô tình được sinh ra giữa một đám người lúc nào cũng sợ bị diệt chủng. Nó là một phần bản sắc, một phần tư tưởng của chúng tôi, và qua biết bao thăng trầm nó đã dạy cho chúng phải luôn đề cao cảnh giác.

Lời cảnh báo đầu tiên về trận đại dịch tôi nhận được là từ mấy anh bạn kiêm khách hàng bên Đài Loan. Họ phàn nàn về phần mềm giải mã mới của chúng tôi. Có vẻ nó không giải mã nổi mấy bức thư từ bên PRC1, hoặc là làm ăn vớ vẩn quá khiến bức thư dịch ra chả ai hiểu gì. Tôi đồ rằng vấn đề không phải ở chỗ phần mềm mà nằm ở chính cái bức thông điệp được dịch. Đám Cộng sản bên Trung Quốc đại lục… chắc giờ họ cũng không hẳn là Cộng sản nữa nhưng mà… anh muốn gì ở một lão già như tôi? Dân Cộng sản có cái tật dùng một mớ hổ lốn máy tính thuộc quá nhiều thế hệ và đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Trước khi tôi trình giả thuyết này sang bên Taipei, tôi cho rằng mình cũng nên xem lại mấy mẩu thông điệp khó hiểu kia. Tôi giật mình bởi các chữ cái, kí tự đều được giải mã rất ngon lành. Nhưng về nội dung thì… nó đề cập đến sự bùng phát của một loại bệnh truyền nhiễm mới. Căn bệnh ấy đầu tiên khiến người nhiễm tử vong, sau đó xác người bệnh hồi sinh lại và trở thành một kẻ cuồng sát. Tất nhiên tôi không tin đó là thật, nhất là vì vài tuần sau cuộc khủng hoảng ở Eo biển Đài Loan nổ ra và mấy bức thư từ liên quan đến vụ xác chết làm loạn ngưng bặt. Tôi nghi nó vẫn còn một lớp lang mã hóa nữa, một bức mật thư ẩn trong mật thư. Từ thuở hồng hoang khi loài người biết liên lạc chuyện ấy đã xảy ra quá thường xuyên rồi. Tất nhiên bên Cộng sản không ám chỉ xác chết thật.Đó chắc phải là một hệ thống vũ khí mới hoặc một sách lược chiến tranh tuyệt mật. Tôi để kệ nó đó, cố quên đi. Thế nhưng theo như lời một người hùng dân tộc đất nước các anh đã nói thì: “Giác quan nhện của tôi đang ngứa ran.”

Không lâu sau đó, khi đang ở bàn tiếp tân đám cưới con gái mình tôi có nói chuyện với một giáo sư của con rể tôi. Ông ta giảng dạy ở đại học Hebrew và là một tay nhiều chuyện, đã thế hôm ấy lại còn nốc hơi quá đà. Hắn cứ lải nhải về việc ông anh họ đang công tác bên Nam Phi của hắn có kể cho hắn nghe mấy giai thoại về lũ golem. Anh biết về golem chứ, cái truyền thuyết về lão pháp sư làm cho mấy bức tượng vô tri sống dậy ấy? Mary Shelley viết Frankenstein dựa trên ý tưởng đó. Lúc đầu tôi không nói gì, chỉ ngồi im nghe. Lão kia tiếp tục chuyển sang ba hoa về chuyện con golem này không phải làm từ đất hay hiền lành, dễ bảo gì hết. Ngay khi hắn vừa nhắc đến xác người sống lại, tôi hỏi xin số ông anh họ hắn ngay. Hóa ra tay này đã từng đến thị trấn Cape tham dự cái “Adrenaline Tour”. Hình như cái đó là đi cho cá mập ăn.

[Ông đảo mắt.]

Có vẻ đám cá mập đã cho hắn một phát ngay vào cái bộ ngồi. Vậy nên khi những nạn nhân đầu tiên từ thành phố cảng Khayelitsha được đưa vào bệnh viện Groote Schuur hắn cũng đang nằm dưỡng thương ở đó. Hắn không được tận mắt chứng kiến ca bệnh nào nhưng đám nhân viên có kể cho hắn nghe cả đống chuyện, đủ để lưu chật kín cái máy ghi âm cũ của tôi. Tôi liền trình câu chuyện của gã kia cùng với đống email đã được giải mã của phía Trung Quốc lên cho cấp trên của mình.

Đây chính là lúc tôi được lợi từ tình trạng an ninh bấp bênh đặc biệt của người dân mình. Tháng mười năm 1973, khi Ả Rập đánh lén và tí nữa thì dồn hết chúng tôi ra Đại Trung Hải, chúng tôi đã có đầy đủ các thông tin tình báo, đủ các dấu hiệu cảnh tỉnh chình ình ngay trước mặt, vậy mà chúng tôi cứ “thây kệ nó”. Chúng tôi chưa bao giờ tính tới khả năng xảy ra một cuộc tống tiến công có phối hợp từ nhiều nước liên minh, nhát là không thể nào lại rơi vào một trong những ngày lễ thiêng liêng nhất của chúng tôi. Sự đình đốn, tính cứng nhắc, tâm lí đám đông không thể tha thứ được, anh muốn gọi đó là gì thì tùy. Hãy tưởng tượng một đám người đang nhìn vào mấy dòng chữ viết trên tường, ai nấy cũng đều đang chúc mừng nhau vì đã đọc đúng. Nhưng đằng sau đám người đó là một cái gương chỉ ra thông điệp thật của dòng chữ kia. Không ai nhìn vào cái gương ấy. Không ai nghĩ điều ấy lại là cần thiết. Và thế là sau khi tí nữa để bọn Ả Rập hoàn tất công việc Hitler khởi xướng, chúng tôi nhận ra rằng cái ảnh phản chiếu trong gương ấy không chỉ cần thiết mà nó còn phải trở thành một chính sách quốc gia. Kể từ năm 1973 trở đi, nếu chín phân tích viên tình báo có chung một kết luận, nhiệm vụ của người thứ mười là phải bất đồng quan điểm. Cho dù khả năng ấy có không tưởng hay nghe cường điệu đến mức nào đi nữa, luôn phải có người đào bới sâu hơn. Nếu nhà máy hạt nhân của quốc gia láng giềng có thể được dùng để sản xuất plutonium cho vũ khí, anh phải đào; nếu có tin đồn một tay độc tài nào đó đang thiết kế một khẩu trọng pháo đủ lớn để bắn đạn mang mầm bệnh than xuyên quốc gia, anh phải đào; và nếu có dù chỉ một chút xíu khả năng xác chết đang sống lại và trở thành những cỗ máy giết chóc đói khát, anh phải đào và đào cho tới khi anh tìm ra sự thật.

Và tôi đã làm như vậy. Tôi đào bới. Ban đầu không dễ dàng gì. Sau khi Trung Quốc đã bị loại khỏi cuộc chơi… cuộc khủng hoảng ở Đài Loan đã khiến mọi hoạt động thu thập tin tình báo bị cắt đứt… tôi còn rất ít nguồn tin. Mấy thứ tôi lượm lặt được toàn mấy tin ba lăng nhăng, nhất là ở trên mạng; thây ma đến từ vũ trụ và Vùng 51… mà sao đất nước các anh cứ bị ám ảnh về Vùng 51 vậy? Về sau tôi bắt đầu kiếm được những thông tin hữu ích hơn: những ca “bệnh dại” tương tự như ở thị trấn Cape… sau này nó mới được gọi là bệnh dại Châu Phi. Tôi phát hiện ra vài bản đánh giá tâm lý của một số binh sĩ Canada hoạt động trên núi vừa trở về từ Kyrgyzstan. Tôi bắt gặp một bài blog của một y tá người Tây Ban Nha thuật lại cho bạn bè nghe vụ án mạng của một bác sĩ phẫu thuật tim.

Thông tin của tôi chủ yếu đến từ Tổ chức Y tế Thế giới. Liên Hợp Quốc quả là một bộ máy quan liêu kiệt tác. Vô số thông tin có giá trị bị chôn vùi dưới hàng núi báo cáo chưa ai thèm đụng đến. Tôi phát hiện ra cả đống trường hợp tương tự trên toàn cầu, tất cả đều bị gạt sang một bên với lời giải thích là “có khả năng”. Những trường hợp này giúp tôi hoàn tất bức tranh ghép liền mạch về mối hiểm họa mới này. Đối tượng điều tra đúng là đã chết, chúng rất thù địch, và không thể chối cãi rằng chúng đang lây lan. Tôi cũng đã có một phát kiến rất đáng tự hào: làm sao để tiêu diệt chúng.

Cứ nhắm vào não.

[Ông cười.]Ngày nay chúng ta nói về nó như thể đó là một phép màu, tương tự như nước thánh hay đạn bằng bạc, nhưng chẳng phải tiễu trừ lũ sinh vật này bằng cách tiêu hủy não chúng là điều quá hiển nhiên sao? Chẳng phải đó cũng là cách duy nhất để tiêu diệt chúng ta?

Ý ông là con người?

[Ông gật đầu.] Chẳng phải chúng ta chỉ đơn giản có vậy thôi sao? Chỉ là một bộ não sống sót nhờ một cỗ máy tinh vi và dễ tổn thương gọi là cơ thể? Bộ não không thể sống sót nếu chỉ một phần cỗ máy ấy bị phá hoại hay không được cung cấp những thứ thiết yếu như thức ăn hoặc oxy. Đó là điểm khác biệt đáng kể duy nhất giữa chúng ta và “Những Kẻ Đội Mồ.” Não chúng không cần hệ thống hỗ trợ nào cũng sống được nên ta cần trực tiếp tấn công cái cơ quan ấy. [Tay phải ông làm thành hình khẩu súng và chạm vào thái dương.] Giải pháp quá đơn giản, nhưng đó là nếu như chúng ta nhận ra vấn đề! Căn cứ vào tốc độ lây lan nhanh chóng của căn bệnh, tôi nghĩ là tốt hơn hết nên kiểm tra lại với các đồng nghiệp tình báo viên nước ngoài.

Paul Knight là bạn tôi từ rất lâu rồi, tận từ hồi chiến dịch Entebbe. Chính hắn đã nghĩ ra cái trò lấy cái xe Mercedes đen khác giả làm xe của Amin. Paul ngưng làm nhà nước ngay trước khi cơ quan hắn “cải tổ” và chuyển sang làm cho một công ty tư vấn tư nhân ở Bethesda, Maryland. Khi tôi đến thăm nhà hắn, tôi hết sức bất ngờ khi thấy không những hắn dành thời gian rảnh của mình nghiên cứu cùng một đề tài mà tập hồ sơ của hắn cũng dày ngang tôi. Cả đêm chúng tôi thức đọc xem người kia đã khám phá ra những gì. Chẳng ai nói năng gì hết. Tôi nghĩ ngoài những câu chữ trước mắt chúng tôi chẳng còn để ý trời đất gì nữa, thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của nhau. Chúng tôi đọc xong gần như cùng lúc, vừa khi hừng đông bắt đầu lóe rạng.

Paul lật trang cuối rồi quay qua tôi và nói với giọng rất thản nhiên “Tình hình khá tệ hả?” Tôi gật, hắn cũng gật, rồi sau đó nói tiếp “Vậy ta xử lý kiểu gì giờ?”

Và bản báo cáo “Warmbrunn-Knight” đã ra đời như vậy.

Ước gì mọi người ngưng gọi nó bằng cái tên đó. Trên bản báo cáo đó còn tận mười lăm cái tên nữa: các nhà virus học, tình báo viên, phân tích viên quân sự, nhà báo, thậm chí cả một quan sát viên Liên Hiệp Quốc vốn đang giám sát các cuộc bầu cử ở Jakarta khi trận bùng phát đầu tiên nổ ra ở Indonesia. Tất cả đều là chuyên gia trong ngành và thậm chí ai cũng đã rút ra được kết luận tương tự trước khi chúng tôi liên lạc với họ. Bản báo cáo của chúng tôi dài chưa đến một trăm trang. Nó rất ngắn gọn, rất đầy đủ và, theo ý kiến của bọn tôi, là tất cả những gì chúng ta cần để ngăn căn bệnh này trở thành đại dịch. Tôi biết người ta chủ yếu ca ngợi sách lược chiến tranh Nam Phi. Nó cũng đáng được như vậy. Nhưng nếu có thêm nhiều người chịu khó đọc báo cáo của chúng tôi và tìm cách áp dụng những đề xuất trong đó vào thực tiễn, sách lược kia chưa chắc đã cần phải có.

Nhưng cũng có một số người đọc và làm theo báo cáo của các ông. Chính phủ các ông…

Có mấy ai đâu? Và hậu quả sao anh thấy rồi đó.

Chú thích:

(1) – PRC: People’s Republic of China – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Create a website or blog at WordPress.com

Up ↑